- Trang chủ
- Tin tức & Sự kiện
Hướng dẫn cách tự vệ sinh máy lạnh tại nhà
1. Tại sao phải vệ sinh máy lạnh và dấu hiệu cần vệ sinh máy lạnh
Dấu hiệu của vệ bạn cần phải vệ sinh máy lạnh: Không lạnh hay hơi lạnh tỏa ra yếu? Đó có thể do chiếc máy lạnh của bạn lâu ngày không được làm vệ sinh dẫn đến công suất lạnh bị giảm.
Trong quá trình sử dụng dù bạn mua hàng mới hay cũ xài cả năm trời mà không vệ sinh hoặc bảo trì sẽ khiến Cục nóng giải nhiệt (outdoor unit) kém có thể gây hư hỏng nặng mà điều này là tối kị của máy lạnh.
Thường gặp hơn tại các hỗ gia đình đó là cục lạnh trong nhà (Indoor unit) không trao đổi nhiệt được dẫn đến nhiệt độ quá lạnh làm nước ngưng tụ nhiều và chảy ra ngoài máng hứng nước của máy.
Đối với gia đình nên làm vệ sinh 3 ~ 4 tháng/lần. Đối với văn phòng đồng khách thì 2 ~ 3 tháng/lần.
2. Dụng cụ cần chuẩn bị để tự vệ sinh máy lạnh tại nhà
Để có thể vệ sinh máy lạnh ở nhà, bạn có thể sử dụng các dụng cụ, thiết bị sau:
- Bơm tăng áp đây là máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh rất hiệu quả. Cách sử dụng bơm này rất đơn giản, chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần. Nếu bạn không có bơm tăng áp thì bình xịt kính, bình tưới cây cũng có thể sử dụng tương đối hiệu quả.
- Ở nhà bạn có thể sử dụng túi nilong lớn, hoặc chế áo mưa thành 1 túi lớn sao cho có thể chứa nước bẩn trong quá trình xịt rửa giàn lạnh trong nhà. Các dịch vụ họ sử dụng máng tôn hoặc túi hứng nước bẩn với chiều dài tương đương với giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh để hứng nước bẩn trong quá trình xịt rửa.
- Tuốc-nơ-vít dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.
- Nguồn nước sạch để xịt rửa, không cần pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không quá bụi bẩn.
- Giẻ sạch hoặc túi nilon dùng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.
- Nước rửa chén hoặc chất tẩy tương tự để lau chùi lớp vỏ nhựa giàn lạnh.
3. Các bước để tự vệ sinh máy lạnh tại nhà
Bước 1: Bật máy lạnh và kiểm tra xem máy có hoạt động bình thường hay không?
Bước 2: Vệ sinh mặt trước bao gồm: tấm chắn và lưới lọc của giàn lạnh
- Ngắt điện máy máy lạnh. Sau đó, dùng tuốc-nơ-vít tháo các ốc bắt trên vỏ giàn lạnh để tháo phần vỏ nhựa bên ngoài ra. Nhấc mặt trước lên cao hơn chiều ngang và kéo ra để nhấc phần vỏ nhưa bên ngoài này ra. Tiếp theo bạn tháo các tấm lọc bụi ra khỏi giàn lạnh.
- Rửa nhẹ nhàng với nước và một miếng bọt biển nhỏ. Khi rửa không được ấn quá mạnh. Khi sử dụng chất tẩy rửa trung tính phải rửa nhẹ nhàng.
- Dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy.
- Không làm khô máy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 3: Rửa giàn lạnh, lá kim loại của giàn lạnh
- Dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch giàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào.
- Treo cố định túi nilon tự chế hoặc máng tôn hoặc võng vải nilon để hứng nước bẩn chảy xuống phía dưới.
- Dùng bình xịt nước áp lực xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước.
- Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại.
Bước 4: Rửa giàn nóng
- Tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.
- Bạn có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt giàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn.
Bước 5: Gắn lại mặt trước máy lạnh
- Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh, các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa bạn hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Để khoảng 30 phút cho thiết bị khô.
- Bật máy lạnh và kiểm tra lại máy lạnh có hoạt động tốt không.
4. Các lưu ý quan trọng khi tự thực hiện vệ sinh máy lạnh tại nhà
Tuyệt đối không được để nước bắn vào và làm ướt bo mạch điện tử của máy lạnh vì nước sẽ gây hư hỏng cho phần quan trọng này. Bạn nên dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che KÍN phần bo mạch.
Việc tự vệ sinh máy lạnh ở nhà cần phải tuân thủ theo quy trình để tránh gây hỏng hóc.
Cần tránh tối đa việc làm giàn nóng bị móp biến dạng, nếu có móp thì tương đối thôi, móp nhiều quá thì vừa không đẹp lại có hại cho máy, nếu lỡ tay làm biến dạng các lá nhôm thì dung vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá nhôm. Và dĩ nhiên khi thực hiện đối vối cả cục lạnh và cục nóng đều phải cúp nguồn điện máy lạnh để an toàn
Với hướng dẫn tự vệ sinh máy lạnh ở nhà này, hy vọng những người giúp việc chuyên nghiệp có thể hỗ trợ những gia đình có được một máy lạnh sạch sẽ, hiệu năng cao.
Các tin khác
- - GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHÒNG SẠCH
- - Điều hòa LG Dual Cool
- - Những điều cần lưu ý khi sử dụng điều hòa mùa nắng nóng tránh gây sốc nhiệt
- - Vì sao nên vệ sinh máy lạnh định kỳ?
- - Vì sao nên chọn điều hòa Casper?
- - Chất lượng, giá thành máy lạnh hiện nay
- - Đánh giá máy lạnh Reetech
- - Máy lạnh Trane - Thương hiệu Mỹ
- - Vì sao bạn nên chọn mua máy lạnh Mitsubishi Electric?
- - Đánh giá máy lạnh thương hiệu Daikin
Chọn máy theo nhà sản xuất
- Máy lạnh Daikin Máy lạnh Panasonic Máy lạnh Toshiba Máy lạnh Mitsubishi Electric Máy lạnh Reetech Máy lạnh Dairry Máy lạnh Samsung Máy lạnh LG Máy lạnh Casper Máy lạnh Asanzo Máy lạnh Aikibi Máy lạnh Yamato Máy lạnh Sumikura Máy lạnh Mitsubishi Heavy Máy lạnh Nagakawa Máy lạnh Midea Máy lạnh Funiki Máy lạnh Sharp Máy lạnh General Máy lạnh Gree Máy lạnh Koolman Máy làm mát Daikio Máy lạnh Trane
Chọn máy theo Xuất xứ
Chọn máy theo Chủng loại
Chọn máy theo Công suất
- Máy lạnh 1 ngựa (1 HP) Máy lạnh 1.5 ngựa (1.5 HP) Máy lạnh 2 ngựa (2 HP) Máy lạnh 2.5 ngựa (2.5 HP) Máy lạnh 3 ngựa (3 HP) Máy lạnh 3.5 ngựa (3.5 HP) Máy lạnh 4 ngựa (4 HP) Máy lạnh 4.5 ngựa (4.5 HP) Máy lạnh 5 ngựa (5 HP) Máy lạnh 5.5 ngựa (5.5 HP) Máy lạnh 6 ngựa (6 HP) Máy lạnh 6.5 ngựa (6.5 HP) Máy lạnh 8 ngựa (8 HP) Máy lạnh 10 ngựa (10 HP) Máy lạnh 13 ngựa (13 HP) Máy lạnh 18 ngựa (18 HP) Máy lạnh 20 ngựa (20 HP) Máy lạnh 15 ngựa (15 HP) Máy lạnh 16 ngựa (16HP)